Khám phá, bảo tồn và các công bố Thẻ tre Thanh Hoa

Các thẻ tre Thanh Hoa (TBS) đã được trao tặng cho Đại học Thanh Hoa vào tháng 7 năm 2008 bởi một cựu sinh viên của trường đại học. Vị trí chính xác và thời điểm của các cuộc khai quật bất hợp pháp này vẫn chưa được làm rõ. Một bài viết trên Nhật báo Quảng Minh đã tuyên bố rằng các thẻ tre đã được mua lại từ "một cuộc đấu giá ở nước ngoài",[4] nhưng không nêu được cụ thể tên người đã bán đấu giá những di vật này, địa điểm hoặc số tiền liên quan đến giao dịch. Li Xueqin, giám đốc của dự án bảo tồn và nghiên cứu, đã tuyên bố rằng mong muốn được bảo mật danh tính của vị cựu sinh viên đã đóng góp cho trường đại học những cổ vật này sẽ được tôn trọng và thực hiện.[5]

Tương tự với những khám phá trước đây, chẳng hạn như các thẻ tre từ lăng mộ ở Quách Điếm, chỉ ra rằng các thẻ tre Thanh Hoa được khai quật từ các ngôi mộ có niên đại từ giai đoạn nửa sau của thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc (480–221 TCN) ở khu vực lãnh thổ Trung Hoa lúc ấy bị nhà nước Sở thống trị về mặt văn hóa. Một sự giám định bằng phương pháp cacbon-14 cho biết niên đại của bộ thẻ rơi vào khoảng năm 305±30 TCN.[6] Phong cách trang trí trên hộp đi kèm cũng đồng thời phù hợp và bổ sung thêm căn cứ cho kết luận nêu trên. Vào thời điểm bộ thẻ tre này được đưa đến bảo quản tại trường đại học, chất lượng của chúng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi nấm mốc. Công việc bảo tồn và nghiên cứu bộ thẻ này được thực hiện và bảo quản bởi Trung tâm Nghiên cứu và Bảo quản Văn bản Khai quật được thành lập tại Thanh Hoa vào ngày 25 tháng 4 năm 2009. Có tổng cộng khoảng 2388 tấm thẻ tre trong bộ thẻ, bao gồm cả một số mảnh bị vỡ.[6][7]

Một loạt các bài thảo luận và cung cấp kiến thức về các thẻ tre Thanh Hoa, dành cho đại đa số công chúng thiếu kiến thức chuyên ngành đã được phát hành trên tờ nhật báo Quảng Minh vào cuối năm 2008 và 2009. Một phần của bộ thẻ được ghi hình, phiên dịch và bình luận đã được nhóm Thanh Hoa xuất bản cho công chúng vào năm 2010 [8]

Một bài báo năm 2013 trên tờ báo The New York Times đã thuật lại và báo cáo về tầm quan trọng của những bộ thẻ khai quật được cho việc đóng góp vào quá trình tìm hiểu kinh điển Trung Quốc.[9] Sarah Allan, một nhà tội phạm học tại Đại học Dartmouth, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của giai đoạn khoảng năm 305 trước Công nguyên khi các bộ thẻ tre bị chôn lấp, tương đương với khoảng 100 năm trước khi Tần Thủy Hoàng thực hiện một cuộc "thiêu hủy văn học" với việc đốt sách (213-210 trước Công nguyên)và chôn sống các nhà nho học. Giáo sư Allan nói rằng, khi kiểm duyệt văn bản, "những bản thảo này đề cập trực tiếp đến nhiều vấn đề cốt lõi của truyền thống trí tuệ Trung Hoa và được ghi nhận ở thời kỳ đỉnh cao khi mới ở giai đoạn hình thành". Li Xueqin nhận xét: "Điều này sẽ giống như việc chúng ta tìm được Kinh thánh gốc hoặc kinh điển "nguyên bản". Nó cho phép chúng ta xem xét các tác phẩm kinh điển trước khi chúng được chuyển thành 'những thứ cổ điển' ở thời hiện đại. Các câu hỏi bây giờ bao gồm, chúng là gì lúc ban đầu và chúng đã biến đổi ra sao?"

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thẻ tre Thanh Hoa http://news.tsinghua.edu.cn/eng__news.php?id=1648 http://news.tsinghua.edu.cn/eng__news.php?id=1704 http://news.tsinghua.edu.cn/new/news.php?id=19180 http://news.tsinghua.edu.cn/new/news.php?id=19307 http://www.gmw.cn/01gmrb/2008-12/01/content_864238... http://www.gmw.cn/01gmrb/2009-04/13/content_908217... http://www.gmw.cn/01gmrb/2009-04/13/content_908218... http://www.gmw.cn/01gmrb/2009-04/28/content_914164... http://www.gmw.cn/01gmrb/2009-05/04/content_916455... http://www.gmw.cn/01gmrb/2009-05/04/content_916459...